Lãi suất là gì? Bạn đã nghe biết bao nhiêu lần nhưng thực sự bạn có hiểu về nó?
Bao nhiêu loại lãi suất có thể bạn chưa biết và Đâu là lãi suất cho vay ngân hàng thực sự?
Khi vay tiền điều khách hàng quan tâm nhất bên cạnh thủ tục vay, thời gian đó là lãi suất.
Lãi suất tốt chiếm đến 80% quyết định vay vốn của khách hàng.

Trong hợp đồng tín dụng và thế chấp ký kết với ngân hàng sẽ có rất nhiều khái niệm mới mà có thể bạn chưa biết.
Xem thêm: 10 lí do bạn bị từ chối cho vay.
Bài viết này chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp bạn phần nào nắm được các khái niệm cơ bản đồng thời đưa ra các ví dụ để bạn dễ hình dung.
Lãi suất là gì?
Lãi nghĩa là phần lời hay lợi tức nhận được.
- Suất tức là tỉ lệ hay số phần trăm.
- Vậy lãi suất tức là phần tỷ suất sinh lời mà người cho vay tiền nhận được.
Nói cách khác đó là phần chi phí mà người vay phải chi trả để được sử dụng tiền vay.
Thường lãi suất sẽ được tính theo tháng, quý, năm.
Các loại lãi suất thường gặp khi vay ngân hàng
Có rất nhiều loại lãi suất khác nhau nhưng trong khuôn khổ bài viết này. Tác giả chỉ tập trung vào các loại lãi suất mà người vay ngân hàng có tài sản sổ đỏ thế chấp quan tâm và thường gặp nhất.
Lãi suất huy động
Là phần lãi suất mà ngân hàng trả cho bạn khi vay mượn tiền nhàn rỗi của bạn.
Nói cách khác bạn đến ngân hàng gửi tiền, mở sổ tiết kiệm thì sẻ được hưởng phần lãi suất này.
Phần lãi suất này sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi ngân hàng. Và bạn hoàn toàn có thể tham khảo trước để tìm ra ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất.
Ví dụ:
Lãi suất huy động của Agribank là 5,6%/năm.
Ngày 1/11/2020 Bạn gửi 100 triệu đồng vào Agribank.
01 năm sau tức ngày 1/11/2021 bạn sẻ nhận lại 100 triệu tiền gốc và 5,6tr tiền lãi.
Tổng cộng bạn nhận được 105,6 triệu đồng.
Lãi suất cho vay
Giống như lãi suất huy động lãi suất cho vay là phần lãi suất người vay phải trả cho ngân hàng khi vay tiền có thế chấp tài sản (sổ đỏ, sổ hồng, giấy tờ có giá).
Lãi suất cho vay thường cao hơn lãi suất huy động từ 4% – 5%. Tùy theo chính sách cho vay của mỗi nhà băng.
Phần chênh lệch này chính là phần lợi nhuận của ngân hàng dùng để duy trùy hoạt động thường nhật.
Cũng như lãi suất huy động, lãi suất cho vay được tính theo tháng,quý, năm.
Hãy tiếp tục đọc nhé bạn sẽ thấy điều bất ngờ phía sau
Trong lãi suất cho vay lại chia làm 3 loại phổ biến như sau
Lãi suất ưu đãi
Là phần lãi suất mà nhà băng dùng để THU HÚT khách hàng vay.
Phần lãi suất này thường rất thấp và được áp dụng trong một thời gian ngắn, chủ yếu là trong những tháng đầu của khoản vay.
Sự ưu đãi này làm cho khách hàng có cảm giác số tiền hàng tháng mình chi ra ít hơn mong đợi.
Đây là một trong những “CHIÊU” mà 99% nhà băng hay công ty tài chính hay sử dụng.
Ví dụ:
Ngân hàng Seabank áp dụng mức lãi suất ưu đãi 7.8%/năm trong 6 tháng đầu tiên và sau đó sẻ chuyển sang mức lãi suất thả nổi các tháng sau đó.

Hay ngân hàng BIDV áp dụng mức lãi suất 9%/năm trong 18 tháng đầu khoản vay.
Lãi suất cho vay cố định
Là phần lãi suất cho vay KHÔNG THAY ĐỔI giữ nguyên trong suốt thời gian vay.
RẤT RẤT ÍT ngân hàng áp dụng mức lãi suất này.
Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có ngân hàng AGRIBANK là áp dụng mức lãi suất này với các khách hàng vay có thế chấp sổ đỏ.
Lãi suất thả nổi
ĐÂY CÓ LẼ LÀ ĐIỀU MÀ NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM NHẤT.
Và nó là thứ bạn tất nhiên sẽ gặp khi vay ngân hàng hiện nay.
Lãi suất thả nổi là gì?
Là phần lãi suất THAY ĐỔI, CÓ ĐIỀU CHỈNH theo thời gian.
Phần điều chỉnh này theo thỏa thuận trong hợp đồng vay của người vay và nhà băng và phải theo quy định của pháp luật.
Thông thường sẽ được điều chỉnh mỗi 03 (ba) tháng/lần.
Mức lãi suất thả nổi thường thấp hơn lãi suất cố định nhưng trong một số trường hợp lãi suất thả nổi có thể cao hơn lãi suất cố định.
Xem thêm: Cách xóa nợ xấu tín chấp và thế chấp.
Mức lãi suất thả nổi chịu ảnh hưởng của thị trường. Tùy theo tình hình kinh tế, chỉ số lạm phát tại thời điểm điều chỉnh.
NOTE:
Khách hàng luôn có sự hiểu lầm giữa LÃI SUẤT THẢ NỔI và LÃI SUẤT CHO VAY.
LÃI SUẤT CHO VAY = LÃI SUẤT THẢ NỔI + BIÊN ĐỘ
Biên độ: là phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
Như trên đã nói phần chênh lệch này được xem là lợi nhuận của ngân hàng.
Ví dụ:
- Ngân hàng Vietcombank có mức lãi suất huy động lãnh lãi 12 tháng cuối kỳ là 6.8%/năm.
- Biên độ cho vay của nhà băng là 3,7%.
- Vậy ngân hàng Vietcombank có mức lãi suất cho vay là 10.5%/năm.
Lãi suất thả nổi được tính bằng cách nào?
Đa số các nhà băng hiện nay áp dụng mức lãi suất thả nổi BẰNG VỚI MỨC LÃI SUẤT HUY ĐỘNG tiền gửi 12 tháng hoặc 13 tháng tùy ngân hàng.
Lãi suất thả nổi luôn là lãi suất cao?
Khi nghe đến từ “thả nổi” chắc là bạn sẽ hơi xoắn và liên tưởng ngay đến lãi suất CAO.
Nếu đúng là vậy thì bạn nằm trong nhóm 90% người vay có cùng suy nghĩ.

Điều bạn nghĩ không sai nhưng nó chỉ đúng một NỬA.
- Khi lãi suất huy động tăng => lãi suất thả nổi tăng => lãi suất cho vay tăng theo.
- So với lãi suất cố định thì bạn sẽ bị thiệt hại.
Nhưng ở chiều ngược lại.
- Lãi suất huy động giảm kéo theo lãi suất cho vay giảm.
- So với lãi suất cố định thì bạn sẻ được lợi.
Trên thực tế:
Dù lãi suất thả nổi có giảm nhưng các nhà băng kèm theo điều kiện giảm đến mức lãi suất SÀN cho vay cùng kỳ của loại sản phẩm vay tương tự.
Tức là mức lãi suất này nếu có giảm thì sẽ xuống đến mức được giới hạn sẵn theo từng quy định của nhà băng.
Cho nên không phải lúc nào bạn cũng chịu thiệt thòi.
Xem thêm: Top 4 công ty cho vay tín chấp hàng đầu.
Lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất tốt là điều mà ai cũng mong muốn tuy nhiên nó cũng phụ thuộc một phần vào bạn.
Bạn nên hỏi kỹ nhân viên làm hồ sơ về các mức lãi suất đồng thời dựa vào tình hình tài chính của mình để chọn gói vay kèm lãi suất phù hợp.
Nguồn: Nganhangviet.vn