Vay thế chấp ngân hàng Không mua Bảo Hiểm mới nhất [05/2023] - Ngân Hàng Việt

Vay thế chấp ngân hàng Không mua Bảo Hiểm mới nhất [05/2023]

Không mua bảo hiểm thì ngân hàng nào cho vay? Bạn muốn vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ nhà/đất nhưng lại ngại việc mua bảo hiểm? Trước khi biết đến chúng tôi nhiều khách hàng phải cắn răng mua bảo hiểm nhân thọ rồi BỎ luôn chỉ để được ngân hàng giải ngân dù trước đó đã mua bảo hiểm rồi và tài sản thế chấp giá trị cao.

Tại sao các công ty bảo hiểm lại chọn ngân hàng ?

Việc bán/ mua bảo hiểm nhân thọ là việc không có gì mới vì nó đã tồn tại  từ rất lâu ở nước ta.

Các công ty bảo hiểm thường tư vấn cho khách hàng thấy các rủi ro có thể xảy ra với khách hàng và các gói bảo hiểm tương ứng được tung ra để khách hàng lựa chọn để có nguồn giải quyết các rủi ro đó và có cảm giác AN TOÀN cho bản thân và gia đình.

Nhưng khi sự cố xảy ra nhiều khách hàng lại chẳng được bảo hiểm như cam kết vì nhân viên tư vấn không nêu hoặc thiếu hoặc tệ hơn là trên hợp đồng bảo hiểm không có điều khoản như lúc tư vấn.

Khách hàng cảm thấy mình bị lừa dối và lang truyền câu chuyện của mình lên mạng xã hội như một lời cảnh báo và vô tình cũng tạo ra một cái nhìn thiếu thiện cảm với  đám đông.

Vay ngan hang khong mua bao hiem
Không mua bảo hiểm vay ngân hàng nào ?

Việc mua bảo hiểm hay không là do bạn muốn, bạn tự nguyện công ty bảo hiểm không có quyền ép bạn mua.

NHƯNG

Vì một sự việc nào đó rất quan trọng với bạn mà có thể ép bạn “cắn răng” mua bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm đã tìm thấy một trong những điều đó thông qua việc cho vay vốn ở ngân hàng.

Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ vì hoa hồng cao

Chuyện người đi vạy ngân hàng bị ép mua bảo hiểm thì mới được giải ngân có lẽ không phải chuyện hiếm ở nước ta.

Về mặt giấy tờ, trông có vẻ người đi vay mua bảo hiểm là hoàn toàn tự nguyện, nhưng thật ra, họ đều bị ép buộc phải mua.

Cứ hình dung, làm gì có ai đang thiếu tiền, phải đi vay mà lại còn muốn mua thêm bảo hiểm nhân thọ?

Vay ngan hang khong mua bao hiem
Vay ngân hàng không mua bảo hiểm

Không rõ chính xác thời điểm nào nhưng cách đây tầm 3-4 năm thì cách ngân hàng đã bắt đầu đưa bảo hiểm vào sản phẩm bán kèm theo khoản vay.

Các gói bảo hiểm này thường là bảo hiểm nhân thọ hoặc mang một cái tên “gần gũi” hơn là bảo hiểm khoản vay để khách hàng không có ác cảm về bảo hiểm nhân thọ.

Bản chất của loại bảo hiểm này vẫn là bảo hiểm nhân thọ nhưng có chút biến tấu về điều khoản sao cho “đồng hoá” với  ngân hàng.

Điều đặc biệt mà tác giả bài viết muốn nhấn mạnh ở đây là khi bán được một hợp đồng bảo hiểm thì ngân hàng sẻ được hoa hồng rất cao.

Giao động từ 30 – 40% giá trị hợp đồng và nhân viên bán được bảo hiểm có thể hưởng ngay hoa hồng 15-20% giá trị và có thể cao hơn nữa tuỳ theo cách nhà băng deal với công ty bảo hiểm.

Ví dụ:  nhân viên bán được một hợp đồng bảo hiểm trị giá 50 triệu đồng thì có thể hưởng ngay 10 triệu đồng (20%) tiền hoa hồng.

Số tiền vay càng nhiều đồng nghĩa với bạn phải trả số tiền bảo hiểm càng cao và thông thường phí mua bảo hiểm giao động từ 1 – 1.5% giá trị khoản vay.

Ví dụ khách hàng vay 2 tỉ thì số tiền phải mua bảo hiểm có thể lên tới 30 triệu đồng.

Một điều thường thấy là các gói bảo hiểm này được tư vấn chỉ mua năm đầu và năm sau muốn mua nữa hay không là tùy khách hàng.

Với những người vay dài hạn họ phải mua bảo hiểm năm đầu khoản vay và bỏ hẳn.

Việc mua bảo hiểm không xấu như bạn nghĩ chỉ vì bạn được thông báo ĐỘT NGỘT, không được thông báo trước và bị ÉP BUỘC MUA nên mới sinh ra tâm lí bị lừa và số tiền mua cũng khá lớn và biết chắc là sẻ mất trắng cho nên bạn mất cảm tình và xấu hơn nữa là ác cảm.

Nhân viên ngân hàng chạy “chỉ tiêu” và nhiệt tình

Đi vay vốn ngân hàng ai mà không muốn được giải quyết nhanh gọn bên cạnh yếu tố về hồ sơ thì người tiếp xúc với khách hàng thường xuyên chính là nhân viên tín dụng.

Khi nhận hồ sơ vay của bạn xong thì họ sẻ yêu cầu bạn chờ đợi để giải quyết từng khâu một.

Vì công việc của một chuyên viên khách hàng không chỉ gói gọn ở việc tìm khách hàng cho vay mà còn phải quán xuyến nhiều việc khác và họ có 1001 các để trì hoãn hồ sơ của bạn nhưng ngoài mặt vẫn nói là hồ sơ bạn đã trình cho sếp và sếp đang xem xét duyệt.

Một số nhân viên thật thà hơn thì họ sẻ thành thật với bạn rằng họ đang thiếu chỉ tiêu bảo hiểm và nhờ bạn mua ủng hộ kèm theo lời hứa sẻ nhiệt tình hỗ trợ và hồ sơ sẻ đẻ trên bàn làm việc của sếp vào 1- 2 ngày tới.

Mếu bạn vẫn chưa đồng ý về việc mua bảo hiểm thì họ sẻ chơi bài câu giờ như “ SẾP đi công tác”, chính sách cấp tín dụng thay đổi bla bla…Đến khi bạn không chờ được nữa thì họ sẻ nói cho bạn biết cách để hồ sơ được duyệt nhanh hơn đó là mua bảo hiểm.

Đảm bảo có thể xử lí các rủi ro nếu khách không trả nợ

Mặc dù bạn vay ngân hàng thì phải thế chấp tài sản và cũng có thể xem rằng ngân hàng đã nắm đằng chuôi nhưng với ngân hàng – một doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt là tiền và các sản phẩm liên quan tới tiền thì việc hạn chế rủi ro tới mức tối đa luôn được ưu tiên số một thì có một bên thứ 3 đứng ra “bảo hiểm” các khoản vay của họ luôn được hoang nghênh.

Điều này càng đúng khi dịch bệnh covid bùng phát mạnh tại nước ta. Kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề và mọt trong những người chịu hậu quả của nó là ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước lên tiếng về việc ép khách mua bảo hiểm

Sự việc ngân hàng ép mua bảo hiểm nhân thọ mới giải ngân đã được báo đài phản ảnh nhiều lần và ngân hàng nhà nước đã lên tiếng chấn chỉnh.

Nhưng tình trạng này liệu đã giảm?

Xin thưa quý vị đúng là CÓ giảm nhưng giảm tại thời điểm ngân hàng nhà nước “làm căng” và qua thời gian mọi việc lắng xuống thì đâu lại vào đấy.

Hoặc các nhà băng còn thông minh hơn khi từ bắt ép khách mua chuyển qua “tự nguyện” mua.

Có một số “chiêu thức” để khách tự nguyện mua như mua bảo hiểm được giảm lãi suất cho vay hay miễn phí phạt trả nợ…v.v

Nhưng cách hữu hiệu nhất là nhân viên tín dụng sẻ làm khó khách vay bằng cách thêm thắt các vấn đề vào hồ sơ vay của khách.

Ví dụ như nhân viên có thể bảo là tài sản khách bị quy hoạch hoàn toàn, nhà diện tích nhỏ dưới 20m vuông, gần mồ mã, tài sản là đất nông nghiệp, định giá thấp…

Gây tâm lí hoảng sợ, hoang mang và khi nắm bắt được tâm lí muốn vay cho bằng được nhân viên sẻ “gợi ý” về cách giải quyết bằng cách mua bảo hiểm.

Ngân hàng nào cho vay không bắt mua bảo hiểm

Bạn nóng lòng muốn biết ngân hàng đó lắm rồi phải không

Phần trong tâm của bài viết mà tác giả muốn giới thiệu là đây chính là ngân hàng mà hầu như ai cũng đã từng nghe qua cái tên của nó ít nhất một lần đó chính là ngân hàng AGRIBANK.

Vậy tại sao lại là Agribank?

Với 100% vốn của nhà nước ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam AGRIBANK luôn nằm trong top những ngân hàng có Lãi suất vay thấp cũng như chính sách thân thiện.

Tính đến thời điểm bài viết này là 04/2023 thì khi vay thế chấp sổ đỏ, sổ hồng tại Agribank thì bạn không phải mua bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm khoản vay.

vay ngan hang khong mua bao hiem
Tiết kiệm chi phí mua bảo hiểm khi vay ngân hàng

Tuy nhiên bạn cũng lưu ý khi vay thế chấp sổ hồng tài sản là căn hộ chung cư thì buộc phải một một gói bảo hiểm cháy nổ trị giá tầm 3 triệu đồng – con số khá dễ chịu so với việc hàng chục triệu đồng như trên.

Bên cạnh việc không bị ép mua bảo hiểm nhân thọ thì Agribank còn rất nhiều những ưu đãi cho khách vay mà có thể bạn chưa biết. Chúng tôi đã có bài viết chi tiết về vay vốn Agribank bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn tìm được một nơi vay vốn với mức lãi suất hấp dẫn và chi phí vay thấp.

Mọi thắt mắt vui lòng liên hệ chúng tôi 090 123 6568 (Mr Đa)  để được giải đáp.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top